Người xưa ngoài cái tên còn có tự và hiệu… ý nghĩa của tên, tự, hiệu đều thống nhất. Theo họ, tên dùng để phân biệt, còn tự thường dùng để bày tỏ chí hướng của con người. Tên họ mà chúng ta sử dụng ngày nay không phải là “tên” và “tự” mà người xưa thường dùng, mà ngày nay con người chỉ có tên chứ không có tự. Nhưng giữa tên và tự cũng có nhiều điểm khác nhau.
Theo lễ nghĩa cổ đại của người Trung Quốc lấy “tự” là tiêu chí chứng tỏ sự trưởng thành của một người. Điều đó được thể hiện khi nam giới đến tuổi 20 đều phải lấy thêm “tự” để chứng tỏ người đó đã thành niên, có thể lập gia thất. Còn nữ giới thì đến tuổi 15 phải tiến hành “kê lễ” (tức là mang trâm cài đầu) và lấy “tự”, chứng tỏ họ đã có thể lây chồng và đã thành niên.
Việc lấy “tự” của người Trung Quốc thời xưa thường chỉ hạn chế ở các sĩ phu hoặc tầng lớp tri thức, người dân bình thường chỉ có-tên chứ không có “tự”. Vì vậy “tự” cũng có tác dụng là khẳng định địa vị xã hội của mỗi người. Ví dụ như, người sáng lập ra Tây Hán là Hán Cao Tổ Lưu Bang cùng các quan văn, quan võ của ông như Tiêu Hà, Hàn Tín, Trần Bình, Quán Anh, Chu Bác… đều có tên chứ không có tự. Vì trước khi họ trỏ thành những bậc vua, quan, họ đều xuất hiện từ những người thường dân theo quy định không có tư cách lấy “tự”. Trong số quan vãn, quan võ dưới triều Lưu Bang chỉ có một người có “tự’, đó là Lưu Hầu Trương Lương, tự là Tử Phòng, do ông xuất thân trong gia đình quý tộc.
Người xưa lấy “tự” thường xem xét quan hệ giữa “tự” với tên,“tự” luôn là thứ bổ sung giải thích cho tên. Có thể coi tên và tự chính là nội dung và hình thức của mỗi người.
- Mối quan hệ giữa tên và tự
+ Ý nghĩa của tự và tên tương đồng hoặc gần giống nhau, như Khuất Nguyên tên là Bình, tự là Nguyên. Bình và Nguyên đồng nghĩa với nhau. Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh; Đào Uyên Minh tự là Nguyên Lượng, Minh và Lượng đồng nghĩa (đều là “sáng”); Gia Cát Cẩn, tự là Tử Du; Chu Du, tự Công cẩn, Du và cẩn đồng nghĩa (đều là hòn ngọc đẹp); Lục Du tự Vụ Quan; Tần Quan tụ Thiếu Du, Quan và Du nghĩa gần giông nhau, Quan là xem, coi, ngắm, Du là chu du thiên hạ, ngắm nhìn cảnh quan.
Đọc thêm tại: http://trithucphongthuy.blogspot.com/2015/05/cach-at-ten-ca-ngoi-y-chi-kien-cuong.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
la kinh phong thủy