Đối chiếu biểu đồ tổng quát, phối trí thiên địa nhân tam tài và vận thế cát hung, quan sát phân tích hung cát vận thành công và vận cơ bản của mỗi người. Đồng thời từ quan hệ tương sinh tương khắc của Số lý tam cách thiên địa nhân phán đoán nắm rõ vận thế tổng hợp, dự đoán tỷ lệ thành công cao thấp trong sự nghiệp mỗi người, quan sát phân tích tình trạng thân thể sức khoẻ, tình hình hôn nhân gia đình mỗi người.
Tên của người Trung Quốc chỉ có 1 – 2 chữ, nhưng ý nghĩa của nó ; lại vô cùng sâu xa. Vì vậy, để đặt được cái tên hay cần có sự chỉ dạy Ị của những người có học thức uyên thâm. Bởi, cái tên chính là sự phản ánh của xã hội loài người, là một bài thơ cô đong, súc tích, đồng thòi cũng là một bộ bách khoa toàn thư vô cùng quý giá I trong cuộc đời mỗi con người.
Vì vậy, cách đặt tên của người Trung Quốc trong thời hiện đại có rất nhiều điểm tương đồng so với cách đặt tên truyền thống.
Ngay từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, Thân Nho đã đề ra phương pháp và quy định trong việc đặt tên căn cứ vào phong tục xã hội và tư tưởng quan niệm của người dân.
Theo ghi chép trong “tả truyện, Hằng Công lục niên”, con trai của Hằng Công ra đời vào ngày Đinh Mão tháng 9, Hằng Công liền xin ý kiến của Thân Nho, Thân Nho nói: “Có năm cái tên là Tín, Nghĩa, Tượng, Giá, Loại”để đặt tên.
“Năm phương pháp đặt tên” của Thân Nho được giải thích theo tiếng Hán hiện đại như sau: Đặt tên theo ngày sinh, tháng đẻ có nghĩa là “dĩ danh sinh vi tín”; đặt tên theo tháng sinh của con cái là “dĩ đức cử vi nghĩa”; đặt tên theo tướng mạo, tính tình của con cái lúc mới sinh là “dĩ loại khởi vi tượng”; đặt tên theo tên gọi của các hiện tượng tự nhiên, sông núi, động thực vật… nghĩa là gửi gắm vào đó lý tưởng và hy vọng chính là “khỏi vu vật vi giá”; đặt tên theo tướng mạo, sở thích của người trên (ví dụ con của Hằng Công sinh đúng vào ngày sinh của Hằng Công nên tên là “Đồng”) gọi là “khỏi vu phụ vi loại”.
Trung Quốc cổ đại thường đặt tên cho con trai theo kiểu Ngũ đức, Tứ duy, Ngũ phúc.