Những phương pháp trên đều là do sự biến đổi ly hợp của “hình”, tạo được tính thú vị khi đặt tên. Trước đây khi sử dụng hình chữ để đặt tên có hai phương pháp, phương pháp thứ nhất là chiết họ thành danh, phương pháp thứ hai là tăng họ thành danh. Chiết họ thành danh nghĩa là lấy một phần của họ để làm tên, hoặc là phân họ làm hai phần để làm tên. Ví dụ, tên của nhà âm nhạc nổi tiếng đương đại Nhiếp Nhĩ, nhà văn tài hoa Thư Xá Dư, Lão Xá, Dương Mục Dị, đều có một phần được lấy từ họ. Ngoài ra còn có những họ được tách thành hai phần để thành tên như: Lôi Vũ Điền, Ha Nhân Khả . Vào thời cô đại còn có một số người tách tên thành chữ, ví dụ như tên Lâm Cát tách ra thành chữ Cát Nhân, Mao Kỳ Linh tách ra thành chữ Đại Khả.
Còn có một số người tách họ tên thành biệt hiệu như đời Thanh có ông Hồ có biệt hiệu là Cố Nguyệt Lão Nhân, Từ Vị có biệt hiệu Thuỷ Nguyệt Điền Đạo, tất cả đều là biệt hiệu được phân ra từ tên. Còn phương pháp “tăng họ thành danh” nghĩa là trên cơ sở các nét của họ thêm một số nét hoặc bộ thủ nào đó tạo nên một chữ mới để thành tên, ví dụ như Vương Khuông, Lâm Sâm, Vu Dụ, Kim Hâm, Lý Quy.
Một số người lại rất thích dùng các chữ có bộ thủ giống nhau để đặt tên, đồng thời cho rằng đó là một phương pháp hay và nên được sử dụng rộng rãi, như Lý Quý, Trương Trì. Nhưng trên thực tế phương pháp này lại không nên được mọi người biết đến, bởi vì các bộ thủ thiên bằng trong ba chữ của họ và tên mà giống nhau thì sẽ tạo ra một cảm giác đơn điệu, nhàm chán. Đặc biệt khi bạn ký tên bạn sẽ cảm nhận được điều này một cách rõ nhất. Các tên có bộ thủ thiên bàng giống nhau như Giang Lãng Đào, Hà Tín Nhân. Bất luận bạn sắp xếp bố cục như thế nào thì đều khiến cho bạn có cảm giác đơn điệu, tẻ nhạt, không tạo ra được hiệu quả thẩm mỹ như mong muốn.
Đọc thêm tại: http://trithucphongthuy.blogspot.com/2015/05/vi-du-ve-tam-quan-trong-cua-mot-cai-ten.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
tài liệu phong thủy