+ Tự và tên bổ sung, thuyết minh cho nhau về nghĩa. Như nhà ị thơ nổi tiếng đời Đường Bạch Cư Dị, tự Lạc Thiên, tức là có một cuộc sống vui vẻ lạc quan, vì vậy ông có một cuộc sống thanh tao,vui vẻ. Nhà ngôn ngữ học hiện đại Trần Vọng Đạo tự là Nhậm Trọng, có nghĩa là đảm đương trọng trách lớn lao.
+ Tự và tên có ý nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ, học trò của Khổng Tử tên là Tằng Điểm, tự là Tích. Trong cuốn “Giải thích ị tên tự” có viết Điểm là chấm đen, Tích là màu trắng, trắng đen rõ ràng, ý nghĩa trái ngược; Hàn Dự (Dự là tiến), tự lại là Thôi Chi (Thôi là lùi); nhà văn triều Thanh có tên là Quản Đồng (Đồng là giông) lấy tự là Dị Chi (Dị là khác).
+ Tách tên chuyển thành tự. Ví dụ, nhà văn thời Minh là Lưu Đồng, tự là Đồng Nhân; Lâm cổ người triều Thanh, tự là CỔ Nhân.
+ Tự là những chữ Bá (Mạnh), Trọng, Thúc, Quý… dùng Bá (Mạnh) tức người đó là anh cả trong gia đình, như Ban Mạnh Kiên (Ban Cố), Lưu Bá ôn (Lưu Cơ); “Trọng” là người con thứ hai, như nhà triết học Đông Hán là Vương Trọng Nhiệm (Vương Sung), vua nước Ngô thòi Tam Quốc là Tôn Trọng Mưu (Tôn Quyền); Dùng tự là “Thúc” là người con thứ ba, ví dụ Kê Thúc Dạ (Kê Khang), Yên Thúc Nguyên (Yên Cơ Đạo).
+ Dùng những cái tên đẹp mang nghĩa bậc quân tử để đặt “tự”, ví dụ tác giả của bộ “Sử ký Tư Mã Thiên” tự là Tử Trưởng, Lưu Bị thời Tam Quốc tự là Huyền Đức, Dương Tu tự là Đức Tổ…
+ Lấy “tự” theo điển tích, như Tào Tháo lấy từ “Tuân Tử – Khuyên học”: “Phu thị vị chi đắc tào” (nam nhi phải là người nằm bắt được thòi thế, quyền lực). Nhà văn đòi Đường Tiền Khiêm ích tự Thụ Chi, lấy từ “Thượng thư”.
Người xưa rất coi trọng việc đặt tên và tự, tên và tự được dùng trong những trường hợp và đối tượng khác nhau. Nó được dùng trong giao tiếp ứng xử, trong cách xưng hô như: Người trên nói với kẻ dưới, thầy nói với trò, kẻ có địa vị cao nói với người địa vị thấp hơn có thể trực tiếp gọi tên. Còn khi phải dùng tự là những trường hợp người dưới nói với người trên, trò nói với thầy… để biểu thị sự tôn trọng.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
phong thủy tuổi