Các bậc sinh thành khi đặt tên luôn hy vọng con cái mình sẽ thành tài, đạt được thành công, luôn có ý chí phấn đấu vươn lên Lự ý trong cuộc sống. Ví dụ như: Khổng An Quốc, Triệu Sung Quốc,Trương An Thế…
Vào triều Hán ở Trung Quốc khi đặt tên mọi người đều trực xuôi tiếp bày tỏ niềm hy vọng của mình về sự thành công, thăng tiến về con đường công danh, sự nghiệp. Có những cái tên phản ánh thái độ tích cực đối với đất nước, như Hàn An Quốc, Vu Địch Quốc, tiêu Phùng Phụng Thế, Triệu Quốc Hán. Có cái tên lại khẳng định khí phách của con người như Hoàng Bá, Dương Hùng, Khổng Phấn, Trương Siêu…
Một số cái tên lại thể hiện tinh thần thượng võ,dũng cảm, như Tô Võ, Hạ Hầu Thắng, Ban Dũng… Mặc khác, có những cái tên lại có thể khẳng định được khí thế hào hùng, như Vương Mãng của Tây Hán và Đổng Trác của Đông Hán,Liễu Khai, người Tống khi còn nhỏ rất thích các tác phẩm, Liễu Tông Nguyên, do đó ông đã lấy cái tên ban đầu của mình Kiên Dữ, đổi thành Khai với hy vọng mình sẽ là người mở cánh cổng của Thánh đạo, tiếp thu kiến thức để truyền đạt lại cho thế hệ sau sẽ sông có ích và thành đạt hơn.
Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa nông dân cuối triều Minh là Lý Tự Thành có tên gốc là Lý Hồng Cơ. Ngay từ khi còn nhỏ ông đã thích luyện võ, luyện đao, bắn tên, ông cho rằng đại trượng phu phải ; biết tung hoành ngang dọc, phải thể hiện được ý chí làm trai, tạo i dựng cơ nghiệp, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Vì thế ông đã đổi Ị tên là Tự Thành.Vương Tận Mỹ đại biểu đại hội Đảng lần thứ nhất của Trung ị Quốc có tên gốc là Vương Thụy Tuấn, sau khi tham gia đại hội I Đảng lần thứ nhất, ông luôn hướng về một xã hội cộng sản chủ I nghĩa hoàn mỹ nên đã đổi tên thành Tận Mỹ. Suốt cuộc đời, ông luôn thể hiện lý tưởng cao cả của mình trong sự nghiệp giải phóng I toàn nhân loại và thực hiện chủ nghĩa cộng sản.
Trong thời kỳ Trung Quốc đang lâm nguy, các nước đế quốc, thực dân xâm lược, chủ nghĩa yêu nước được phản ánh rất rõ ràng I trong từng cái tên. Cháu đầu lòng của Tôn Trung Sơn sinh vào năm 1913, đúng vào thời kỳ đầu dân quốc, với ý chí trị quốc, an dân, ông đã đặt tên cháu là Tôn Trị Bình. Người cháu thứ hai sinh vào năm 1915, Tôn Trung Sơn nhận thấy muôn trị quốc thì trước hết chính trị của đất nước phải ổn định, phát triển, đất nước đó phải có nền độc lập. Vì thế ông đặt tên cho người cháu thứ hai là Tôn Trị Cường. Từ sau thập niên 40, đặc biệt là vào những năm 1950 – 1960 người Trung Quốc đặt tên thường dựa trên cơ sỏ kết hợp giữa sự phát triển của dân tộc, đất nước hòa bình với sự phồn vinh giàu mạnh, đền đáp công ơn tổ quốc, chấn hưng Trung Quốc, với những cái tên như Ái Hoa, Vệ Hoa, Chấn Hoa, Quốc Hoa, Chí Cường,, Kiến Quốc, Vệ Quốc, Kiến Hoa, Hưng Hoa, Quốc An… Thập niên 70, có một nhà khoa học đã bị mất tích khi thám hiểm tại một vùng núi ở Tân Cương, ông tên là Bành Gia Mộc, tên gọi là Bành Gia Mục. Nhà ông có 5 anh em, cha của ông đặt cho ông cái tên là Gia Mục với ý nghĩa là cả nhà được hòa thuận. Năm 1956, ông từ bỏ cơ hội được ra nước ngoài công tác, và chuyển từ Thượng Hải về Tân Cương để theo đuổi công việc nghiên cứu và kiên quyết đổi tên thành Gia Mộc. Gia Mộc có nghĩa là bắc một chiếc cầu, ông từ Thượng Hải về Tân Cương cũng giông như bắc một chiếc cầu giữa hai vùng. Ông muốn về Tân Cương để xây dựng vùng quê nghèo khó này phát triển lên. Cái tên Gia Mộc đã chứng tỏ quyết tâm đóng góp cho sự nghiệp xây dựng đất nước của ông. Đồng thời tư tưởng của ông đã đại diện cho tư tưởng của cả lớp thanh niên Trung Quốc thời bấy giờ.
Từ khóa
tìm kiếm nhiều: học phong
thủy cơ bản