Nếu chúng ta đã dùng chữ Hán để đặt tên thì không chỉ đơn giản là quan tâm đến vẻ đẹp cao nhã thoát tục về mặt ý nghĩa mà còn cần chú ý đến vẻ đẹp hình tượng đa sắc thái trong cách viết. Một số người khi đặt tên rất thích dùng kết cấu hình thể của chữ Hán để tạo nên tác phẩm cho riêng mình. Ví dụ như ba cái tên: Thạch Lỗi, Lâm Sâm, Nhiếp Nhĩ đều có cùng một phương pháp như vậy. Hiệu quả thẩm mỹ của cách đặt tên này rất hay, nhưng số họ của chúng ta có thể dùng được như thế lại rất hạn chế. Hơn nữa trong họ Thạch, Lâm, Nhiếp thì không phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp như vậy để đặt tên.
Hồi thứ 86 tác phẩm “Kinh Hoa Duyên” có nhân vật nữ Ngọc Nhi đã kể câu chuyện có nội dung: Có một nhà họ Vương, anh em có đến tám người nên đã nhờ người khác đặt tên cho, đồng thời đặt biệt hiệu cho cả tám anh em. Yêu cầu là cái tên được đặt cần phải giống với cách viết của họ Vương đó.
Có người đã thử đặt tên cho tám anh em họ Vương lần lượt là: Người thứ nhất, trên đầu chữ Vương thêm vào một chấm sẽ thành một chữ khác, tên sẽ trở thành chữ “chủ”, biệt hiệu là “Vương đại cứng đầu” ; người thứ hai, bên cạnh chữ Vương cho thêm một chấm, tên sẽ đổi thành “Ngọc”, biệt hiệu là “Vương nhị trộm hũ rượu” ; người thứ ba được gọi là Vương Tam), biệt hiệu là “Vương tam vô lương tâm” ; người thứ tư sẽ có tên là Vương Phong với biệt hiệu “Vương Tỷ bắn súng ống” ; người thứ năm sẽ được gọi la Vương Ngũ, biệt hiệu là “Vương ngũ ưa lươn lẹo” ; người thứ sáu sẽ là Vương Nhiệm, biệt hiệu là “Vương lục óc bã đậu” ; người thứ bảy là Vương Mao, biệt hiệu là “Vương thất vuốt đuôi” ; người thứ tám sẽ có tên là Vương Toàn), Ngọc Nhi nói đến đây bỗng nhiên nói với mọi ngưòi: Tên Toàn này quy về bộ bát, nghĩa từ cũng không dùng để chỉ người, nên biệt hiệu của Vương Toàn sẽ gọi thành “Ba ba chưa thành nhân”. Câu chuyện này khiến cho mọi người được một phen cười vỡ bụng và hiểu hơn tầm quan trọng của một cái tên hay.