Pages

Được tạo bởi Blogger.

Hậu quả của việc đặt tên nhạy cảm mang lại

    Vì thế khi đặt tên cần phải suy nghĩ chu toàn, cần tránh những từ ngữ có thể nảy sinh ra tình trạng “chiếm ưu thế”. Một số từ ngữ cần được giải thích như, “phụ, phủ, thúc, bá, công, ông, hầu” đây đều là những mỹ từ dùng để đặt tên cho nam nhi thời cổ, “cô, nương, muội, tỷ” cũng là cách gọi các cô gái thời xưa, vào thời đó khi dùng kiểu từ này để đặt tên không tồn tại vấn đề về “chiếm ưu thế”, Nhưng hiện nay ý nghĩa và cách dùng những từ này đã có thay đổi, không dùng chúng vào việc đặt tên nữa, bởi thế đã xuất hiện vấn đề mới này.
    Bình thường không nên dùng những từ chỉ thế hệ để xưng hô, và không đưa vào tên người, nhưng có một trường hợp đặc biệt, đó là rất nhiều tên mang chữ “Tử”. “Tử” là một mỹ từ dùng để chỉ người có học vấn: Trần Tử Ngang, Vương Tử Nghĩa, Hoa Tử Lương, Dương Tử Vinh, Nhiệm Tử Mỹ, Triệu Tử Á…

Hậu quả của việc đặt tên nhạy cảm mang lại

    Ngoài việc không dùng những chữ nhạy cảm có liên quan đến thế hệ thì khi đặt tên còn tránh dùng những chữ mẫn cảm có ý nghĩa không tốt lành, ví dụ như: Quy (con rùa, người bị cắm sừng), Vương Ba (con rùa, bị cắm sừng), Thốc (trọc), Lư (con lừa), Thố ( giấm), Toan (nghèo hèn, chua), Xú (hôi thối), Lục Cân (bị cắm sừng)… Những cái tên trực tiếp dùng những chữ này hầu như không có, nhưng hài âm đọc lái thành những chữ này thường vẫn xuất hiện, do đó chúng ta cũng nên tránh, như là Ngô (Ô) Kim Quý (Quy), Lã (Lục) Kim (Cân) Vinh, cẩu (Cẩu) Lai Ôn (Vấn), Hạng Thượng (Thượng) Đồ (Thốc)…
    Ngoài ra còn có một loại chữ “nhạy cảm” có mức độ nguy hiểm, khi đặt tên cần tránh những chữ này, như: Đao, Thương, Kích, Giáng, Phục, Bại, Trọc, Cấu, Trần, Tanh, Hủ, Hắc, Âm, Dương, Trầm, Hôn, Minh, Quan, Vống, Khải, Dạ, Gian, Khảm, Áp, ức, Tổn. Ngoài ra còn có các loại chữ không tốt lành chỉ bệnh tật, hoả hoạn, nguyền rủa, thất lạc…, thông thường không nên dùng để đặt tên. Thế nhưng, một số người bình thường lại cho rằng những chữ không tốt lành nếu biết dùng một cách khéo léo, cũng có thể mang lại một kết quả tốt đẹp. Ví dụ như, Thượng Phương Kiếm, Khang Đồ Trần… đây đều là những cái tên hay mang ý nghĩa tích cực.
    Khi đặt tên cũng cần tránh tên gọi các cơ quan hay bộ phận trên cơ thể của con ngưòi. Nhưng vẫn có một số bộ phận được đưa vào tên, thậm chí được sử dụng phổ biến. Thời Xuân Thu có người tên là Trọng Nhĩ, thời Tần Hán có Triệu Vương Trương Nhĩ, thời Chiến Quốc Sở Hoài Vương có tên là Hùng Tâm, đương đại có nhà văn nổi tiếng tên là Lưu Tâm Võ. Tuy nhiên, những chữ chỉ bộ phận của cơ thể con người này lại kết hợp với những chữ khác để tạo thành nghĩa mới, không giống với ý nghĩa của các bộ phận cơ thể.
    Ngoài một số trường hợp trên vẫn còn rất nhiều chữ, từ và họ tên không tiện hoặc không nên đưa vào tên. Họ tên khi đặt cũng cần phải kiêng kỵ, trên thực tế điều này rất phong phú, cần phải có kiến thức sâu xa uyên bác, và bao gồm rất nhiều nội dung về chính trị, văn hoá, tập tục và tâm lý.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong thủy tuổi