Thứ nhất là do truyền thống của dân tộc Hán rất coi trọng thế hệ đi trước. Dùng tên của tổ tiên để đặt không chỉ làm đảo lộn trật tự giữa các thế hệ mà còn bị coi là không tôn trọng tổ tiên. Lý do thứ hai là do tính đặc thù của dân tộc Hán quyết định.
Họ của người Hán, đầu tiên là theo họ của cha, sau đó mới thêm đến tên của riêng mình, nhưng có một số dân tộc thiểu số hoặc người nước ngoài vừa có tên mình, lại có cả tên của bố hoặc tên mình thêm họ của bố, họ của mẹ. Như họ tên của người Pháp thông thường phân làm ba bộ phận, đó là tên của mình, thêm họ của mẹ và thêm cả họ của bố. Nếu như họ tên của người Hán sau khi mang họ của cha rồi lại thêm cả tên của tổ tiên nữa thì cả hai chữ ấy đều không có gì khác biệt cả, như thế bạn sẽ không có cách nào để phân biệt được người đó là ông hay là con.
Dưới chế độ phong kiến, mọi người không chỉ cần “tôn tổ kính tông” mà còn cho rằng đó là cái tôn nghiêm lớn nhất. Bởi vậy, nếu trực tiếp gọi tên người đó chúng ta cũng đã vô tình phạm vào tội đại nghịch bất đạo. Thời Ung Chính, Càn Long đời nhà Thanh, chỉ cần phạm vào điều này cũng đã bị khép vào tội chết, đồng thời chu di cửu tộc. Vì thế kiểu kiêng kỵ này được gọi là “Quốc húy”.
Đời nhà Đường có người để tránh tên huý của Lý Hổ là tổ phụ của Đường Cao Tổ đã sửa câu thành ngữ “bất nhập hổ huyệt, yên đạt hổ tử” thành “bất nhập thú huyệt, yên đạt thú tử”, đổi “họa hổ bất thành phản loại khuyển” thành “họa long bất thành phản loại khuyển”, Hoàng thượng Càn Long đời nhà Thanh đã không cho phép dân chúng được treo câu “Ngũ phúc lâm môn”, lý do là bởi tổ tiên của ông là hoàng đế Thuận Trị có tên là “Phúc Lâm”.
Thời Ngũ Đại có một người tên là Phùng Đạo, rất giỏi làm quan và đã từng làm thừa tướng, mọi người gọi ông là ông Bất Đảo. Có một ngày ông đã gọi người canh cổng lại và bắt anh ta đọc “Đạo Đức Kinh”. Câu đầu tiên của “Đạo Đức Kinh” là “Đạo, khả đạo, phi thường đạo”. Người canh cổng thấy trong một câu mà có đến ba chữ “đạo” phạm vào tên huý của ông Phùng Đạo liền tuỳ cơ ứng biến đọc chữ “đạo” thành “không dám nói”. Bởi vậy câu ấy đã trở thành “không dám nói, khả không dám nói, phi thường không dám nói.
Cuối đời nhà Minh còn có một anh tuần phủ tên là Tống Nhất Hạc, một lần anh đi gặp tổng giám Dương Tự Xương vì công việc. Do cha của Dương Tự Xương tên là Hạc, bởi thế để tránh phạm huý, anh bèn sửa lại tên của mình thành “Tống Nhất Điểu.
Những câu chuyện hài hước trên đã phản ánh được phong tục kiêng kỵ của người dân Trung Quốc. Ngày nay khi đặt tên cho trẻ nhỏ thông thường họ không dùng tên trùng với tên của cha mẹ. Bên cạnh đó cũng hết sức tránh đặt theo họ tên của người đã chết hoặc của những người nổi tiếng.
Đọc thêm tại: http://trithucphongthuy.blogspot.com/2015/05/at-ten-tranh-su-khong-tuong-xung-giua.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
la kinh phong thủy