Có một số tên khác rất dễ bị mọi người nhầm sang nghĩa xấu, như: Bạch Nghiên Lương (bạch nhãn lang) (con sói mắt trắng), Hồ Lễ Kinh (hồ ly tinh), Nồng Kình Binh (thần kinh bệnh), Dương Vĩ (Hư Ngụy) (giả dối), Châu Phi (trư phì) (con lợn béo), Ngô Liền (vô kiểm) (mất mặt)… Hài âm lúc này đã biến thành tên lóng. Như vậy, các bậc cha mẹ khi đặt tên cho con mình nếu không chú ý sẽ rất dễ gây ra những hiểu lầm cho người đọc và người nghe, đồng thời tạo ra tâm lý tự ti cho con cái mình.
Đời nhà Minh có một người tên là Phùng Mộng Long đã sưu tầm rất nhiều truyện cười như thế trong cuốn “Cổ Kim đàm khái”, có một đề mục tên là “Giả Hoàng Trung, Lô Đa Tôn”, kể rằng vào những năm đầu của triều đại nhà Tống, có hai vị tên là Giả Hoàng Trung và Lô Đa Tốn đều làm việc tại nha môn. Một ngày nọ, trong kinh thành rộ lên nạn đỉa cộ hoành hành, Lô Đa Tôn cười nói với Giả Hoàng Trung: “Tôi nghe nói đây đều là “giả hoàng trùng” (những con đỉa giả) (từ đồng âm vói tên Giả Hoàng Trung). “
Giả Hoàng Trung thấy anh bạn đang lấy tên mình làm trò cười cũng không chịu thua, tiếp lời: “Tôi cũng nghe nói là chúng không cắn lúa mà chỉ thích ăn lau sậy thôi. Bởi vậy nên không có hại cho đồng ruộng, chẳng qua chỉ là “Lô Đa Tổn” (gây hại cho cây lau) mà thôi (hài âm của tên Lô Đa Tốn).
Câu chuyện cười trên chỉ là do hai vị quan nhỏ đã lợi dụng tên của nhau để khoe tài văn chương, có hàm ý châm chọc, mỉa mai và cũng là trò tiêu khiển vui đùa của các bậc văn sỹ quan lại thời xưa. Nhưng có một số người do tên có hài âm bất nhã mà đã mất cả chức quyền và tài sản của mình.
Vì thế khi đặt tên cho con nên tránh những từ ngữ có hài âm bất nhã, giữa họ và tên nên có sự kếpt hợp nhịp nhàng mang ý nghĩa tốt đẹp. Giống như những cái tên: Phan Phong, từ đồng âm (hài âm) là “Phan Phong”, có nghĩa là trèo lên đỉnh núi; Văn Sản Bác, “Sản Bác” có hài âm là “Uyên Bác”, những chữ đồng âm không đồng dạng này tạo cho người nghe thấy những cái tên nàv lần đầu tự nhiên sẽ nghĩ ngay đến những từ ngữ có âm tương đồng mang một ý nghĩa nào đó trong ngôn ngữ. Điều này khiến cho nội dung của tên càng trở nên phong phú hơn. Những cái tên trên có hài âm rất hay, đã nói lên được mong muôn sâu xa của ngưòi đặt ra chúng. Ị
Khi đặt tên có hài âm hay cần phải biết cách sắp xếp hợp lý, tránh để hài âm biến thành “tà âm” (âm mang nghĩa xấu). Những hài âm hay có trong các họ như: Lưu (Lưu) (lưu giữ) Thanh Sơn, Hà (Hà) (sông) Tư Nguyên, Châu (Châu) (ngọc trai) Bảo Đình, Vu (Ngư) (con cá) Đạt Thuỷ… còn có những hài âm tên như Mã Hạnh (Tân) Xuân, Sử Tĩnh (Kính) (kính trọng) Hiền, Đặng Ngải (ái) (yêu) Dân, Khổng Tòng Châu (Chu), Lý Công Phác (Bộc), Phùng Cẩm Vấn (Vặn)…, những hài âm này cũng rất hay.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
học phong thủy cơ bản