Đặt tên tránh dùng chữ đa âm
Trước kia, có một học sinh tên là Lạc Lạc Lạc, trong giờ lên lớp thầy giáo không biết nên gọi tên em này như thế nào. Cái tên ấy có ba chữ đều là chữ đa âm, thế nhưng lại có đến tám cách đọc khác nhau, không biết bố mẹ học sinh ấy khi đặt tên cho con với mục đích gì.
Một cái tên có đến tám cách đọc khác nhau, trong giao tiếp sẽ sử dụng nó như thế nào cho phù hợp? Do đó khi người khác muốn gọi cũng không dám gọi, nếu gọi sai sẽ bị mọi người cười chê, điều đó sẽ không hay. Người khác không biết gọi nên không gọi nữa, và lánh xa. Tên của một người khi không được người khác gọi, không sử dụng, cái tên đó sẽ không còn có ý nghĩa.
Họ trong tiếng Hán đa phần đều thuộc chữ đơn âm, nhưng cũng có một số trường hợp cá biệt là chữ đa âm, ví dụ như hai họ: Đàm, Lạc. Những họ này rất dễ gặp phải những phiền phức trong giao tiếp hàng ngày. Nếu như nói họ đa âm là chuyện không thể tránh khỏi thì tên hoàn toàn có thể tránh được những rắc rốì này.
Do đó, khi đặt tên nên tránh dùng chữ đa âm. Nếu trong trường hợp phải dùng tốt nhất nên sử dụng biện pháp các chữ nối liền với nhau thành nghĩa để biểu thị âm đọc. Ví dụ: Thôi Lạc Thiên, Mạnh Nhạc Chương. Tên đầu thông qua chữ “ Thiên” nên nói rõ được chữ “Lạc” phải đọc là “lè”. Chữ thứ hai thông qua “Chương” nên phải đọc là “yùe”. Đây là cách đọc thông qua ý nghĩa của chữ cuối cùng để gợi ý cho bạn biết nên đọc âm nào.
Đặt tên mang hình chữ đẹp
Hình chữ là một nhân tố cơ bản trong việc cấu thành tên, dường như hình chữ không quan trọng như âm của chữ hay nghĩa của chữ, nhưng nếu như đặt tên mà không chú ý đến sự kết hợp của hình chữ thì cái mà bạn gọi là “tên hay” sẽ bớt hay đi phần nào. Hay nói một cách nghiêm túc thì cái tên này vẫn chưa phải là một cái tên hay.
Hình chữ của tên liên quan đến hai vấn đề: sô” nét là bao nhiêu và kết cấu của hình chữ như thế nào.
Năm 1933, con gái lớn của nhà văn Lão Xá đã ra đời tại Tế Nam – Sơn Đông, Lão Xá vô cùng hạnh phúc, ông liền đặt tên con là Thư Tế. Năm 1935, người con trai của ông cũng ra đời, Lão Xá phát hiện ra rằng tên con gái mình có nhiều nét quá, nên ông đã đặt cho con trai cái tên có ít nét nhất, gọi là Thư Kỷ. Năm 1937, người con gái kế tiếp của ông ra đời đúng vào một ngày trời mưa to, vì thế ông đã đặt tên con là Thư Vũ.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
la kinh phong thủy