Pages

Được tạo bởi Blogger.

Nên đặt tên mang ý nghĩa mới mẻ

Đặt tên mang ỷ nghĩa mới mẻ

    Mùa đông năm 1936, tại huyện Bảo An tỉnh Thiểm Bắc, Hạ Tử Trân đã sinh được một bé gái, Đặng Dĩnh Siêu thây đứa bé nằm trong lòng mẹ, ông liền bê lấy đứa bé và nói “một bé gái thật đáng yêu”. Mao Trạch Đông nghe thấy Đăng Dĩnh Siêu nói vậy, liền nghĩ ngay đến một câu trong tốc phẩm Tây kinh tạp ký”: “Văn quân kiều hảo, mi sắc như vọng viễn sơn, liễm tế thường như phù dung”, bởi thế ông đã lấy ngay ý nghĩa đó để đặt tên cho đứa trẻ là Mao Kiều Kiều.

Nên đặt tên mang ý nghĩa mới mẻ

       Khi sắp sửa lên Trung học, Mao Trạch Đông đã đổi tên cho đứa bé là Lý Mân. về việc đổi tên này, còn có cả một câu chuyện thú vị: Mao Trạch Đông nói với Kiều Kiều: “Hiện giờ con sắp sửa học lên Trung Học rồi, bố cần phải đặt cho con một cái tên học chính thức, đồng thời cái tên này còn phải mang ý nghĩa sâu sắc hơn nữa. Mao Trạch Đông liền giỏ cuốn” Luận ngữ – Lý nhân” ra, chỉ một câu trong đó và nói: “Tử nhật: “Quân tử dục nột vu ngữ mẫn vu hành”. “Nột”, có ý nghĩa là ngôn ngữ chậm chạp, “Mẫn” lại có rất nhiều cách giải thích khác nhau”.
    Mao Trạch Đông giảng đến đây lại giở cuốn “Từ Nguyên” ra, chỉ từ “Mẫn” giải thích rằng: “Từ Mẫn có những cách giải thích khác nhau, ví dụ như Mân có nghĩa là nhanh nhẹn, lại có nghĩa là thông minh. Trong cuốn “Luận ngữ – công dã trường”: “Mân nhi hảo học, bất xỉ hạ vấn, có nghĩa là nhanh nhẹn hiểu việc, không ngại tìm hiểu. Đỗ Phủ có bài thơ về Mân như sau: “Mẫn tiệp thi thiên thủ, phiêu linh tửu nhất bôi”. Như vậy có thể thấy rằng chủ tịch Mao Trạch Đông đặt tên học cho Kiều Kiều là Lý Mẫn với hy vọng rằng cô sẽ thông minh, hiểu biết, nhanh nhẹn và linh hoạt.
    Cái tên vừa là ký hiệu để thể hiện thân phận của một người, đồng thời cũng là một từ, một ký hiệu nên nó phải có ý nghĩa nhất định. 
Từ khóa tìm kiếm nhiều: la kinh phong thủy