Tránh đặt tên “hài âm bất nhã”
Trước đây, tại huyện Hưng Hoá tỉnh Phúc Kiến có một người tên là Diêu Bách Tài, là một tiến sĩ đa tài, lại tinh thông việc ghi chép sổ sách, có tài trong việc quản lý tài sản, thế nhưng tất cả các công ty có tiếng trong vùng đều không dám nhận ông vào làm, tại sao vậy? Do hài âm (âm đọc giống nhau hoặc gần giống nhau) tên của người đó khi đọc lái đi thành “Yếu phá tài” (tức sắp phá sản) bởi vậy nên ai cũng kiêng và tránh né nhận ông vào làm. Do đó mặc dù ông là người rất có tài, thế nhưng chí lớn khó thành, đành ôm hận cả đời.
Còn có một thương nhân tên là Bùi cảnh Quang, mặc dù người này cũng rất có tài làm ăn buôn bán, nhưng do họ tên của ông đọc lái đi thành “Bồi Tinh Quang” (tức là bồi thường cho đến trắng tay), làm cho mọi người liên tưỏng đến kết quả không tốt, điều đó đã ảnh hưởng đến công việc làm ăn của ông, tương lai đã không còn mở ra trước mắt ông nữa. Sau đó công việc của ông càng ngày càng trở nên khốn khó, và cuối cùng ông đã lâm vào cảnh nợ trắng tay.
Tên của một số người, nhìn bề ngoài thấy rất nhã nhặn, nhưng khi đọc lên lại giống hoặc gần giống với thanh điệu của một số chữ khiếm nhã khác, rất dễ bị mọi người giễu cợt, trêu đùa, từ đó nảy sinh ra những tình huống bi hài không mong muốn. Ví dụ như cái tên “Diêu Bồi Khiêm”, ý nghĩa là “phải bồi dưỡng đức tính khiêm tốn”, nhưng khi nói lái đi lại bị chuyển thành ý nghĩa tiêu cực là “Yếu bồi tiền” (tức phải đền tiền). Đây chính là ý nghĩa xấu của việc chưa suy nghĩ một cách kỹ lưỡng trước khi đặt tên.
Đặt tên nếu chú ý đến âm thì cái tên được đặt khi gọi sẽ thấy hay. Phương pháp thường gặp nhất để có được âm hay đó là tránh đặt những cái tên có hài âm bất nhã. Hàm ý trong tiếng Hán vô cùng phong phú, những từ đồng âm, đồng tự nhưng không đồng nghĩa và đồng âm không đồng tự rất nhiều. Ví dụ, “tài” (tài giỏi) với chữ “tài” (tài sản), “Vương” và “Vong” (diệt vong), “Châu” và “Trư” (con lợn)…. Khi đặt tên, chúng ta nên cân nhắc một cách kỹ lưỡng trước khi quyết định, tuyệt đối không để nảy sinh khuynh hướng xấu.
Kiểu từ ngữ hài âm bất nhã này được phân làm hai loại: Kiểu thứ nhất là những từ ngữ quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, kiểu thứ hai là những từ ngữ mang ý nghĩa tiêu cực. Ví dụ: Hạnh Văn (tin tức), -Cung Ngạn Cúc (công an cục), Thái Đạo Phong (thái đao hồng), Lư Huy (lư khôi) (cái lư xám), Đào Hoa Vận (đào hoa vân), Lý Tông Đồng (lý tổng thống), Thang Cầu (đường cầu), Châu Thạch (trư thỉ) (con lợn), Bao Mẫn Hoa (bao mễ hoa), Lý Tư (nhĩ thi) (thi thể), Hàn Uyên (hám oan) (oan uổng)…
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
phong thủy phương đông